Với sức chứa 60.355 khán giả, sân Emirates là địa điểm thu hút sự chú ý của đông đảo fan hâm mộ các nơi trên thế giới. Đây được xem là thánh địa của câu lạc bộ Arsenal, và cũng là sân vận đấu lớn thứ 2 sau sân Old Trafford.Với thông tin từ Xembongda dưới đây hi vọng mang đến thông tin bổ ích cho bạn.
1. Lịch sử ra đời của sân vận động Emirates
Trước khi sân Emirates ra đời thì câu lạc bộ Arsenal đang chơi ở sân vận động Highbury, tuy nhiên với sức chứa hơn 38 nghìn người đã không thể đáp lại nhu cầu của người hâm mộ. Bởi mỗi trận đấu diễn ra, có rất nhiều người hâm mộ không chỉ nước Anh mà trên thế giới đều đến để được chiêm ngưỡng những màn so tài đỉnh cao nơi đây.
Đó chính là điều băn khoăn của Arsenal khi không thể thi đấu ở 1 sân vận đồng với sức chứa lớn hơn. Và sau thời gian dài xây dựng, sân vận động Emirates cũng đã được chính thức đưa vào hoạt động năm 2006.
Đây có lẽ là quyết định đúng đắn nhất của đội bóng Arsenal, bởi sân vận động Emirates có sức chứa là 60.355 người. Nó được xem là sân chơi lớn của các câu lạc bộ và cũng là địa điểm tham quan, thu hút người hâm mộ trên toàn thế giới.
Xem thêm:
Nou Camp – Sân vận động tuyệt vời nhất của xứ sở Tây Ban Nha
Tìm hiểu tiêu chuẩn về kích thước sân bóng đá 5 người mới nhất hiện nay
2. Toàn cảnh sân nhà của Arsenal.
Sân vận động Emirates được thiết kế vô cùng hiện đại và nổi bật. Đây được xem là một thiết kế mang lại lợi ích khá lớn cho người hâm mộ khi có mái vòm được thiết kế xiên chéo vào trong giúp mở rộng không gian cũng như đáp ứng nhu cầu ánh sáng để người hâm mộ có thể theo dõi được nhiều nhất khung cảnh dưới sân cỏ.
Sân Emirates được chia thành các tầng để phục vụ nhu cầu của mỗi người hâm mộ khác nhau. Sở hữu không gian rộng lớn nên sân vận động còn được lắp đặt thêm 2 màn hình lớn để CĐV ở các vị trí xa sân cỏ hơn có thể bắt kịp nhịp độ của trận đấu.
Hơn nữa, đội bóng Arsenal còn rất tâm lý ở việc những chiếc ghế trên khán đài đều được lót đệm nhằm giúp người hâm mộ thoải mái nhất trong suốt quá trình theo dõi các trận đấu.
Arsenal khi xây dựng sân Emirates cũng đặc biệt thể hiện sự tôn trọng đối với sân vận động đã gắn bó với họ trong suốt quãng thời gian dài. Bởi vì các thiết kế hầm đi hay nơi đặt máy quay ẩn đều được thiết kế giống như SVĐ Highbury. Không những thế, nơi đây còn có một bảo tàng Arsenal lưu giữ cúp và các vật phẩm để người hâm mộ có thể vào tham quan không gian của thần tượng họ.
Bài viết liên quan:
Tìm hiểu về kích thước sân bóng đá 7 người theo tiêu chuẩn quy định
3. Những dấu ấn đáng nhớ trên sân vận động Emirates.
Sau khi chính thức đưa vào hoạt động thì tháng 7/2006 svđ đã chứng kiến cuộc so tài đầu tiên giữa đội chủ nhà Arsenal và câu lạc bộ Ajax Amsterdam. Khi đó đội bóng chủ nhà đã có chiến thắng ngoạn mục khi lội ngược dòng và giữ tỷ số chung cuộc là 2-1. Tuy nhiên cầu thủ đầu tiên ghi bàn vào lưới trên sân vận động Emirates lại không phải là cầu thủ Arsenal mà được Klaas-Jan Huntelaar của đội bạn ghi tên, trở thành tay ghi bàn đầu tiên trong lịch sử ghi bàn vào lưới trên sân vận động Emirates.
2 tháng sau, trong khuôn khổ giải bóng đá Ngoại hạng Anh, Arsenal đã có cuộc so tài với câu lạc bộ Aston Villa và trận đấu đã có một kết quả hòa 1-1. Tuy nhiên sau đó, đội chủ nhà lại để thua trận đấu đầu tiên trước đối thủ West Ham United khi để đội khách giành chiến thắng với tỷ số 1-0.
Sự thể hiện trước đội bóng Sheffield United khi giành kết quả chung cuộc 3-0 cũng là chiến thắng đầu tiên của Arsenal khi thi đấu ở sân vận động mới. Đó cũng được coi là 1 cột mốc đáng nhớ đối với không chỉ câu lạc bộ Arsenal mà còn đối với người hâm mộ đội bóng thành pháo thủ.
Sân Emirates đối với người hâm mộ trái bóng tròn mà nói có lẽ không còn quá xa lạ. Đây là nơi thể hiện khả năng và bản lĩnh của các đội bóng, cũng là nơi hòa mình vào cảm xúc và đam mê của CĐV. Chính vì vậy, kể từ khi bắt đầu cho đến nay, nó luôn được xem là thánh địa nước Anh và là niềm tự hào của người dân vương quốc này.
Comments